Kết quả công tác Dân vận thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 -2025 (Phần thứ 1) In trang
03/06/2023 08:53 SA

1. Công tác triển khai thực hiện nghị quyết

Ban Dân vận Tỉnh ủy đã kịp thời lãnh đạo công tác học tập, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nghị quyết như: tổ chức cho cán bộ, đảng viên cơ quan tham gia đầy đủ các hội nghị học tập, quán triệt; chú trọng nâng cao chất lượng việc sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận theo chỉ đạo của Trung ương và Chương trình công tác toàn khóa, hàng năm của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban hành văn bản số 79-CV/BDVTU ngày 6/4/2021 đề xuất nội dung về công tác dân vận đưa vào chương trình hành động của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 06-KH/TU, ngày 14/7/2021 về thực hiện Chương trình hành động của Ban Dân vận Trung ương về thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về công tác dân vận. Ban Dân vận các Huyện ủy, Thành ủy đã kịp thời tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nghị quyết và bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội Đảng bộ cấp huyện để ban hành chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện.

2. Kết quả công tác dân vận tham mưu cho cấp ủy

Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 456-QĐ/TU, ngày 19/10/2021 về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Lâm Đồng. Ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 22/02/2022 về lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 17/02/2022 về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 03/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2030. Sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận theo chỉ đạo của Trung ương và Chương trình công tác toàn khóa, hàng năm của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy[1].

Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Chỉ đạo Đại hội một số tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng[2]. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Dân vận khéo, giai đoạn 2021 -2026; tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW, ngày 04/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đẩy mạnh phát triển tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận 44-KL/TW, ngày 14/11/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư  (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới. Triển khai thực hiện Thông báo số 02/TB-VPCP, ngày 08/01/2021 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 15/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Tham luận Hội thảo Tổng kết 20 năm Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh địa đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 43-KL/TW, ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới đối với Ban Thường vụ Huyện ủy và một số cán bộ chủ chốt thuộc Đảng bộ huyện Cát Tiên. Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 08/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 đối với Ban Thường vụ Huyện ủy và một số cán bộ chủ chốt thuộc Đảng bộ huyện Đam Rông, Di Linh. Kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với Ban Thường vụ và cán bộ chủ chốt huyện Đạ Huoai và huyện Đơn Dương. Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 27/2/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới đối với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Đạ Tẻh; Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư; đồng chí Bí thư Huyện ủy Đạ Tẻh, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh; đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Bí thư Chi bộ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tạo sự đồng thuận trong thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Ban Dân vận các cấp trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng triển khai bằng nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú để tổ chức tuyên truyền, phổ biến về kết quả Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 -2025, về những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của nước ta và Lâm Đồng qua 35 năm đổi mới, về các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Chương trình hành động số 10-CTr/TU, ngày 25/4/2021 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Qua đó, góp phần củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; tăng cường đồng thuận xã hội nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong nhân dân hướng đến mục tiêu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra. Đồng thời, ban hành văn bản số 103-CV/TU, ngày 13/5/2021 đề nghị Ban Dân vận các huyện ủy, thành ủy tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026 và công tác phòng, chống dịch Covid – 19. Vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covd – 19; tham gia hiến máu tình nguyện…

4. Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, công tác đối thoại với nhân dân, công tác dân vận chính quyền

Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh thường xuyên quán triệt, tuyên tryền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở[3]. Việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các loại hình dân chủ ở cơ sở gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và trách nhiệm của người đứng đầu. Từ đó, làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong việc thực hành dân chủ của cấp ủy, cơ quan hành chính nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của Nhân dân. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có nhiều tiến bộ, đi vào chiều sâu; dân chủ đại diện được phát huy, dân chủ trực tiếp được mở rộng; phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực ở cơ sở. Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” tiếp tục được thực hiện đồng bộ, cụ thể hơn và đạt hiệu quả[4].

Chính quyền các cấp trong tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đối thoại, tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân. UBND tỉnh đã thành lập Ban tiếp công dân trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Công tác đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân được các sở, ban, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện; làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, công dân nhanh chóng, kịp thời, nhất là khi có khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, phức tạp[5]. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân và tiếp thu, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nhanh chóng, kịp thời, theo đúng quy định. UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo, giao Thanh tra tỉnh thành lập đoàn thẩm tra, xác minh, tham mưu, đề xuất hướng giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Công tác hòa giải tại cơ sở được quan tâm, chú trọng thực hiện với các tổ hòa giải được thành lập ở từng thôn, tổ dân phố; công tác hòa giải từng bước được nâng cao về chất lượng, tổ chức và hoạt động ngày càng nề nếp, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, qua đó đã hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo tại cơ sở[6].

Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả rõ nét. Hàng năm, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo đánh giá, phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải cách hành chính (Par-Index), hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh[7]. Chính quyền các cấp tập trung đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 

 

[1] Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 07 -KL/TW, ngày 20/6/2011 của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục tăng cường công tác đối với người Hoa trong tình hình mới; Kết luận số 135 -KL/TU ngày 24/02/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 8/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trug ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới và Chương trình hành động số 66-CTr/TU ngày 29/10/2013 của Tỉnh ủy (khóa IX).  Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 08-KL/TW, ngày 02/8/2011 của Ban Bí thư khóa IX về xây dựng cốt cán trong tôn giáo và kết luận 136-KL/TU ngày 24/02/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo. Báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 08/11/1995 của Ban Bí thư về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội quần chúng. Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sơ kết 05 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Báo cáo chuyên đề về quyền làm chủ của nhân dân, “nhân dân làm chủ” trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” – Thực tiễn và những vấn đề đặt ra. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ me trong tình hình mới. Báo cáo kết 05 năm thực hiện Chỉ thsố 24-CT/TU ngày 27/02/2018 của Ban Tng vụ Tnh ủy “Về tăng cường đi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nnước, cnh quyn các cp trong tình hình mi”. Báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Thông báo số 165-TB/TW của Bộ Chính trị về Phật Giáo Hòa Hảo.

[2] Chỉ đạo Đại hội Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X; Đại hội Hội Chữ thập đỏ tỉnh lần thứ IX; Đại hội Hội Cựu Thanh niên Xung phong tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2021 -2026; Đại hội Hội Cựu chiến binh các cấp nhiệm kỳ 2022 – 2027; Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp nhiệm kỳ 2022 – 2027; Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 – 2028; Đại hội Hội Nông dân các cấp và Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lâm Đồng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 -2028. Thống nhất đồng ý cho Hội nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028. Văn bản chỉ đạo quan tâm, chỉ đạo công tác người cao tuổi tỉnh Lâm Đồng.

 

[3]Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 01/2016/TT- BNV của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; Công văn số 2868-CV/TU ngày 19/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị.

[4] Thực hiện quy chế dân chủ ở các xã, phường, thị trấn: 100% các xã, phường, thị trấn đã triển khai thực hiện tương đối tốt 11 nội dung cần phải công khai cho nhân dân biết và các nội dung quy định dân được bàn và quyết định trực tiếp đúng theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

[5] Công tác thanh tra hành chính: Thực hiện 369 cuộc thanh tra; trong đó, có 76 cuộc đột xuất và 283 cuộc theo kế hoạch. Kết thúc thanh tra, quyết định thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 38,4 tỷ đồng, xử lý khác 18,3 tỷ đồng.

Công tác tiếp công dân: Tiếp dân 6.550 lượt/6.271 công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nội dung chủ yếu tập trung lĩnh vực đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo: Tổng số đơn xử lý 17.226 đơn; trong đó, có 12.873 đơn đủ điều kiện xử lý; ngành chức năng đã hướng dẫn công dân khiếu nại đến người có thẩm quyền 1.773 đơn, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 3.644 đơn, tiếp nhận giải quyết theo thẩm quyền 7.456 đơn.

 

[6] Thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ quan, đơn vị: Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được chú trọng, tăng cường thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện Chỉ số PCI và PAPI. Đến nay, 100% sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ Bưu chính công ích. Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của tỉnh năm 2021 đạt 86,75 điểm, xếp thứ 29/63 tỉnh, thành, tăng 3 bậc; Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng mạnh với 43,54 điểm, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành, tăng 45 bậc so với năm 2020; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021. 

Thực hiện quy chế dân chủ ở nơi làm việc: 100 % đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn xây dựng quy chế dân chủ tại nơi làm việc. Phối hợp tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu tại nơi làm việc; thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát trong doanh nghiệp; 97,3% đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đủ điều kiện tổ chức hội nghị người lao động; Có 312 đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức đối thoại tại nơi làm việc (đạt 98%), trong đó, đối thoại định kỳ 273 cuộc, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc hai bên 39 cuộc; có 372 bản TƯLĐTT còn hiệu lực. Trong đó, có 344 bản đạt loại B trở lên, đạt 67,17 điểm, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố cả nước, tăng 2,74 điểm và 8 bậc so với năm 2020.

 

[7] Kết quả năm 2022, PCI xếp thứ 17, tăng 6 bậc, đạt 67,62 điểm so với năm 2020 (xếp thứ 23, đạt 64,43 điểm); Par-Index xếp thứ 15, tăng 17 bậc, đạt 86,72 điểm, tăng 2,79 điểm so với năm 2020 (xếp thứ 32, đạt 83,93 điểm); PAPI xếp thứ 49, tăng 14 bậc, đạt 40,7 điểm, tăng 2,08 điểm so với năm 2020 (xếp thứ 63, đạt 38,62 điểm); SIPAS xếp thứ 45, giảm 15 bậc, đạt  78,17 điểm, giảm 7,89 điểm so với năm 2020 (xếp thứ 30, đạt 86,06 điểm).

 

Lượt xem: 1.409