2. LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
2.1. Thực trạng về trách nhiệm, hiệu quả của cán bộ, đảng viên Ban Dân vận Tỉnh ủy
Đối với cán bộ, đảng viên tại Ban Dân vận Tỉnh ủy tinh thần trách nhiệm, hiệu quả được thể hiện trong một số công việc như: công tác triển khai nhiệm vụ chính trị của cơ quan, công tác xây dựng cơ quan, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, người lao động, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Trong đó, công tác triển khai nhiệm vụ chính trị của cơ quan là một công việc quan trọng và chính yếu đối với cán bộ, công chức, đảng viên.
Bác Hồ với công tác dân vận
Trong thời gian qua, thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cán bộ, công chức, đảng viên Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ; gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan. Nội bộ cơ quan giữ vững sự đoàn kết, đa số cán bộ, đảng viên thể hiện tốt ý thức rèn luyện,có ý thức khắc phục khó khăn học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Trong bối cảnh thiếu biên chế và khối lượng công việc tăng lên, chất lượng công việc chuyên môn đòi hỏi ngày một cao hơn nhưng mỗi đồng chí cán bộ, đảng viên luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc được giao. Các phòng chuyên môn tiếp tục đề cao tinh thần phối hợp để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh ủy, của Ban Dân vận Tỉnh ủy trong năm;…”. Hàng năm, nhiều đồng chí cán bộ, công chức được Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy khen thưởng vì hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Bên cạnh đó trong công tác thực tiễn vẫn còn một số đảng viên còn để xảy ra những khuyết điểm, tồn tại như:
- Chất lượng tham mưu, đề xuất của một số đảng viên có lúc, có nơi còn chưa tốt, hiệu quả chưa cao.
- Một số đảng viên bố trí, sắp xếp thời gian thực hiện các công việc được giao chưa hợp lý, chưa khoa học, chưa nêu cao tinh thần chủ động, còn phải để lãnh đạo nhắc nhở.
- Chưa phát huy tính sáng tạo trong thực hiện công tác chuyên môn; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ có lúc, có chỗ còn chưa nghiêm...
- Một số đồng chí chưa mạnh dạn trong phê bình và tự phê bình.
2.2. Nguyên nhân khuyết điểm, tồn tại
Những khuyết điểm, tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ ý thức, tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác dân vận… của mỗi cá nhân cán bộ, công chức, đảng viên trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong đó, nguyên nhân cơ bản nhất đó là ý thức tự rèn luyện; tinh thần trách nhiệm, hiệu quả với nhiệm vụ được giao, với nhân dân và hệ thống dân vận có lúc, có nơi chưa được khơi dậy và phát huy hết khả năng, chưa xứng tầm với yêu cầu nhiệm vụ và vị trí công tác.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM, HIỆU QUẢ CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY TRONG THỜI GIAN TỚI
Trước hết, mỗi cán bộ, công chức, đảng viên cần tiếp tục nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024
Hai là, nêu cao tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Từng cán bộ, đảng viên, công chức phải chịu khó, tích cực, hăng hái trong công việc, nhiệm vụ được giao. Tiết kiệm thời gian và các phương tiện phục vụ công tác để làm việc có hiệu quả cao nhất. Phải liêm khiết, gương mẫu trong công tác, ứng xử, hoạt động. Có thái độ chính trực, có chính kiến, chính khí, bản lĩnh trong công việc.
Ba là, nêu cao tính chủ động, sáng tạo, hết lòng, hết sức hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.
Tự mình phải chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công việc có chương trình, kế hoạch, khoa học, ngăn nắp, nền nếp, sao cho công việc chạy đều, có kết quả cao nhất, không để chậm trễ, tồn đọng, ách tắc. Không để cấp trên phải nhắc nhở, không để đồng chí, đồng nghiệp phải chờ đợi sự phối hợp, cộng tác, không để tổ chức, cá nhân, nhân dân phải chờ đợi, phàn nàn, chê trách, góp ý phê bình đối với việc thực hiện công việc của mình. Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, dù đơn giản, hay phức tạp, dù nhiều hay ít cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy chế, chế độ, quy trình, thủ tục, không có động cơ cá nhân trong công việc. Tuy nhiên, cũng không nên cứng nhắc, máy móc, phải linh hoạt, sáng tạo, không ngừng cải tiến, đổi mới để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Phải có tính tự trọng cao. Vì có tự trọng thì mới nêu cao ý thức trách nhiệm, làm việc với tinh thần, thái độ công tâm, khách quan, vì lợi ích chung của cơ quan, đơn vị, tập thể và nhân dân. Có tự trọng thì làm công việc một cách trong sáng, không vì lợi ích của bản thân, của gia đình, hay lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Có tự trọng thì khi thực hiện công việc không để người khác, cấp trên phải đôn đốc, nhắc nhở, phê bình, góp ý, được tổ chức, đồng chí, đồng nghiệp tin yêu, tín nhiệm, giúp đỡ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Phải biết tự xử với chính bản thân mình trong mọi việc. Khi mắc phải thiếu sót, khuyết điểm phải tự giác nhận trách nhiệm cá nhân, xác định rõ nguyên nhân do đâu mà mắc phải để có biện pháp sửa chữa, khắc phục, phấn đấu vươn lên; không tranh công, đổ lỗi cho khách quan, cho người khác.
Phải có sự tự tin trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Vì khi có tự tin thì mới chủ động, tự giác, năng động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ được giao với ý thức trách nhiệm cao, đem lại kết quả tốt. Khi không tự tin thì làm việc gì cũng sợ mắc sai lầm, khuyết điểm, dẫn đến thiếu chủ động, sáng tạo, trông chờ vào sự hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, hoặc có thái độ thoái thác, trốn tránh, không nhận những công việc khó khăn, phức tạp hoặc đùn đẩy cho người khác, đơn vị khác hoặc cấp trên giải quyết, dẫn đến ách tắc, ngưng trệ trong công việc của đơn vị, cơ quan, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức.
Bốn là, gắn việc nêu cao tinh thần trách nhiệm với tự phê bình, phê bình và tiếp thu phê bình đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải chủ động nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công việc, phần việc được giao. Phải tự soát xét, kiểm tra, kiểm soát lại công việc đã thực hiện đến đâu, với mức độ, kết quả như thế nào, có kết quả, sáng kiến gì để phát huy; những gì chưa làm được hay làm với kết quả chưa như mong muốn cần điều chỉnh; đề ra biện pháp khắc phục sửa chữa thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm; đề xuất những vấn đề với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, chi bộ để có biện pháp giúp đỡ, tháo gỡ hoặc tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Tiếp thu ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp, của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng, chi ủy... để phát huy mặt mạnh; khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh mặt yếu còn tồn tại.
Năm là, khiêm tốn, thực sự cầu thị, không kiêu ngạo, thỏa mãn với kết quả công việc, nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải thể hiện thái độ khiêm tốn trong thực hiện nhiệm vụ, công việc, phần việc được giao. Thực sự cầu thị khi thấy đồng chí, đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan, đơn vị góp ý giúp đỡ với ý tưởng sáng tạo, giải pháp mới, có tính khả thi để giúp việc thực hiện công việc, nhiệm vụ, phần việc được giao đạt kết quả cao hơn. Phải thể hiện thái độ không kiêu ngạo, không tự cao, tự đại, tự phụ, tự mãn với kết quả thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm thì mỗi cán bộ, đảng viên Ban Dân vận Tỉnh ủy cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 Khóa 12 gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo” nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay./.
Phạm Huế