“Hũ gạo tình Quân - Dân” là mô hình có cách làm hay, ý nghĩa thiết thực, được lan tỏa sâu rộng trong toàn thể cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 994, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng. Mô hình này không chỉ sản sẻ giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần lan tỏa trong mỗi cán bộ, chiến sĩ bài học về tinh thần tiết kiệm, trách nhiệm và lòng nhân ái. Xem thêm
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy, chính quyền MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn tỉnh triển khai sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội với nhiều hình thức. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, nhiều mô hình được xây dựng và phát huy hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng điểm lại một số mô hình “Dân vận khéo” trong phát triển kinh tế tiêu biểu được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen năm 2023. Xem thêm
Trong thời gian qua, thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”, Khối Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Đạ Huoai đã tập trung tuyên truyền, vận động xây dựng nhiều mô hình, điển hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực. Từ đó, nhiều mô hình có cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực, tập hợp, vận động được đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xem thêm
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và của toàn xã hội, phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao trình độ dân trí ở địa phương. Xem thêm
Xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân học tập suốt đời là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, đã chỉ rõ một trong các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam là “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”. Xem thêm
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm 2000, phong trào đã bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Phong trào bao gồm 5 nội dung là đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật; xây dựng môi trường sạch - đẹp - an toàn; xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở và phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; xây dựng tư tưởng, chính trị lành mạnh. Song song với đó là 7 phong trào, gồm xây dựng gia đình văn hóa; làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; học tập, lao động sáng tạo; xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến. Xem thêm
Nhằm tiếp tục khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong công nhân lao động (CNLĐ); tuyên truyền, vận động để CNLĐ tại doanh nghiệp hình thành thói quen tự học, tích cực học tập suốt đời. Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện để CNLĐ tại các doanh nghiệp học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, tiếp cận hệ thống giáo dục mở, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Xem thêm
Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, trong những năm qua Hội Nông dân các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 89-KH/TU ngày 10/6/2019 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện Kế luận 49-KL/TW, ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Quyết định số 1373/QĐ-TTg, ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 6914/KH-UBND, ngày 28/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”; Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 08/CT-UBND, ngày 05/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh công tác khuyến Xem thêm
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển hiện nay, phụ nữ muốn tiến bộ thì cần phải học tập, học tập thường xuyên và học tập suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Mục đích học tập suốt đời là để tiến bộ không ngừng; để phục vụ nhân dân tốt hơn. Người chỉ rõ, “Muốn tiến bộ mãi thì phải học tập. Học trong sách báo, học trong công tác, học với anh em, học hỏi quần chúng. Học tập để phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”. “Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vô cùng tận, thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập. Nghiên cứu, học tập lý luận và kỹ thuật”. “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”. Xem thêm
Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” từ lâu đã trở thành một trong ba phong trào hành động cách mạng trọng tâm của tổ chức Đoàn thanh niên. Phong trào luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, đồng hành của cấp ủy, chính quyền và hưởng ứng tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên, qua đó thúc đẩy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các bạn trẻ tài năng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Xem thêm
Trang 1/10Đầu tiên   Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối