Gắn kết Chương trình Vì sự tiến bộ của Phụ nữ trong phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời với mô hình “Công dân học tập” và “Gia đình học tập” In trang
26/03/2024 10:34 SA

Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển hiện nay, phụ nữ muốn tiến bộ thì cần phải học tập, học tập thường xuyên và học tập suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Mục đích học tập suốt đời là để tiến bộ không ngừng; để phục vụ nhân dân tốt hơn. Người chỉ rõ, “Muốn tiến bộ mãi thì phải học tập. Học trong sách báo, học trong công tác, học với anh em, học hỏi quần chúng. Học tập để phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”. “Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vô cùng tận, thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập. Nghiên cứu, học tập lý luận và kỹ thuật”. “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.

Kế thừa và phát huy truyền thống con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Từ các phong trào thi đua của Hội phụ nữ các cấp, đặc biệt là phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và “Phong trào xây dựng người phụ nữ Lâm Đồng thời đại mới” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh... các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh đã tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ cần phải xác định đúng đắn mục đích tự học suốt đời là để không ngừng tiến bộ, tu dưỡng đạo đức bản thân, gia đình, dòng họ, hiểu biết và xây dựng truyền thống văn hóa tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, tin tưởng vào đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Đối với cơ quan Hội LHPN tỉnh, hàng năm 100% cán bộ, công chức cơ quan được học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước do các cấp ủy Đảng trong tỉnh tổ chức, đã có 42 lượt cán bộ, công chức cơ quan được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị và công tác quốc phòng, hàng năm Hội LHPN tỉnh đều đăng ký xây dựng “Đơn vị học tập”. Chỉ đạo Hội LHPN 12 huyện, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị và tuyên truyền quán triệt, triển khai Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030” theo Quyết định 387/QĐ-TTg và Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030” của Thủ tướng Chính phủ; triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Đề án xây dựng mô hình “Công dân học tập và Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị giai đoạn 2021-2030.

Phát huy vai trò của tổ chức Hội các cấp trong công tác tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, sinh hoạt chuyên đề, Hội LHPN các cấp đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, xây dựng người phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt, khơi dậy ý chí, khát vọng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, tổ chức phát động phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Lâm Đồng thời đại mới” gồm các tiêu chí: Có tri thức; có đạo đức; có sức khỏe; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng phong cách người cán bộ Hội “Đi được, nói được, viết được, làm được” và thực hiện chuẩn mực 3 không, 3 có (3 không: Không cơ hội, vụ lợi; Không vô cảm cục bộ, lợi ích nhóm; Không đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm; 3 có: Có tinh thần trách nhiệm với công việc và gia đình; Có lối sống nhân ái, nghĩa tình chân thật; Có tinh thần cầu tiến, nâng cao nhận thức trình độ năng lực).

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Hội, kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội an toàn, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, kiến thức pháp luật, chuyên đề học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ Hội cơ sở.

Tiếp tục tuyền truyền hưởng ứng Ngày toàn dân đưa trẻ tới trường, triển khai trong các cấp Hội các hình thức giúp đỡ trẻ em nghèo có thêm điều kiện học tập, duy trì quỹ học bổng Lê Thị Pha, tặng trẻ em nghèo hiếu học 1.059 suất học bổng trị giá 361.300.000đ; 1500 cuốn vở, 832 phần quà (dụng cụ học tập, sách vở, quần áo....) trị giá gần 243.900.000đ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, lý luận chính trị, cho cán bộ Hội các cấp luôn được quan tâm, Hội luôn chủ động phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Hội cho cán bộ chuyên trách; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chủ tịch, cán bộ nguồn Chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở, đến nay, 100% cán bộ Hội phụ nữ cấp tỉnh, huyện đạt chuẩn chức danh theo quy định.

Phối hợp tổ chức các chương trình hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm cho lao động phụ nữ nông thôn, với 200 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho 6.378 hội viên, phụ nữ, tổ chức 41 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 1.240 chị tham gia học nghề đan bèo, trang điểm, đan giỏ nhựa, nghề nấu ăn... Qua đó, từng bước thay đổi tập quán canh tác, chăn nuôi, khả năng ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất và ổn định cuộc sống cho hội viên, phụ nữ.

Thông qua các phong trào, các cuộc vận động và các mô hình “Công dân học tập”, “Gia đình học tập” đã góp phần khơi dậy sức sáng tạo của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực; tạo động lực để chị em phấn đấu, học tập, vươn lên tự hoàn thiện mình và khẳng định vị trí trong gia đình và xã hội; xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương phụ nữ năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh, trong công tác, học tập, nghiên cứu khoa học, giúp nhau phát triển kinh tế… Có thể nói, từ những việc làm thiết thực trong việc phối hợp chỉ đạo, triển khai, thực hiện phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời với mô hình “ Công dân học tập” và “Gia đình học tập”… đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hội viên phụ nữ về các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện hiệu quản chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình “Công dân học tập” và “Gia đình học tập”gắn kết chương trình “Vì sự tiến bộ phụ nữ trong phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời”. Trong thời gian tới, các cấp bộ Hội cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là: Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị giai đoạn 2021-2026.

Hai là: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, thông tin tuyên truyền dưới nhiều hình thức, gắn kết chặt chẽ phong trào học tập suốt đời, “Xây dựng xã hội học tập” với triển khai thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Xây dựng người Phụ Nữ Lâm Đồng thời đại mới” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch” và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

Ba là: Duy trì trao tặng học bổng Lê Thị Pha cho trẻ em nghèo hiếu học, tiếp tục hướng dẫn triển khai mô hình “Công dân học tập” và “Gia đình học tập” giai đoạn 2021-2030; Chương trình đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị giai đoạn 2021- 2030 trong các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh.

Bốn là: Phát hiện các nhân tố tích cực, tiểu biểu để nhân rộng, lan tỏa và biểu dương khen thưởng kịp thời.

Phòng Dân vận các cơ quan Nhà nước, dân tộc và tôn giáo

 

Lượt xem: 289