Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng và bài học kinh nghiệm hiện nay In trang
15/11/2023 08:44 SA

Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 976.334 ha. Có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố, 10 huyện), 142 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 78 xã vùng dân tộc thiểu số), 1376 thôn, TDP (trong đó có 478 thôn, TDP vùng dân tộc thiểu số). Dân số toàn tỉnh 1.365.828 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 338.318 người  với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm khoảng 25,72% dân số toàn tỉnh; đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17 %.

Là địa phương có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và công tác vận động, hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững luôn được cấp uỷ, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân vùng dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc và các địa phương trong tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 02 Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng (Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 08/10/2018 của Tỉnh uỷ về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 03/6/2022 của Tỉnh uỷ về phát triển  kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 – 2030); chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS; thực hiện đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Ưu tiên phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; từng bước gắn sản xuất với chế biến, kết nối thị trường, tạo chuỗi giá trị, gia tăng giá trị nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và phù hợp với đặc thù của các địa phương vùng đồng bào DTTS.

Lượt xem: 931