Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 lây lan trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu người mắc bệnh, trong đó hơn 170 ngàn trường hợp tử vong (tính đến ngày 21/4/2020), tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp rơi vào suy thoái; tuy còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng toàn thể các tầng lớp nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng luôn đồng lòng, đồng sức cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp trong tỉnh tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh và bước đầu đã đạt hiệu quả tích cực.
KHÓ KHĂN “THỜI COVID”
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành du lịch, dịch vụ, sản xuất, chế biến nông sản của tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng gặp khó khăn mọi mặt:
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 164 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề; nhiều doanh nghiệ phải ngừng hoạt động, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng, thu hẹp quy mô. Trên 8.500 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hơn 2.700 người nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn, ngưng việc (xin tạm hoãn tham gia bảo hiểm xã hội). Qua khảo sát tại 368 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, mức lương bình quân của công nhân lao động trong tháng 3/2020 là 4,2 triệu đồng/người; trong đó, mức giảm thấp nhất là 200.000 đồng/người/tháng, mức giảm cao nhất là 5 triệu đồng/người/tháng.
Đối với các doanh nghiệp: Doanh nghiệp ngành dệt may, tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất, nhất là nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài vì vậy phải tổ chức giãn ca để giảm khối lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu sản xuất hiện có chỉ có khả năng duy trì sản xuất từ 1-2 tháng tiếp theo như: Công ty TNHH Merkava - khu công nghiệp Lộc Sơn, Công ty cổ phần Scavi - Bảo Lộc, Công ty TNHH may An Thái,... Các doanh nghiệp sản xuất, chế biển nông - lâm nghiệp, không tiêu thụ được sản phẩm như: Công ty Hà Linh, Công ty Lâm nghiệp Bảo Lâm, Công ty TNHH Quảng Thái, Công ty TNHH Sinh Việt,... Các doanh nghiệp ngành dịch vụ, du lịch, do lượng khách du lịch giảm, nhiều khu, điểm du lịch không có khách thăm quan, nhiều nhà hàng, khách sạn không có đơn hàng; các đơn vị phải thu hẹp kinh doanh hoặc đóng cửa, tạm ngưng hoạt động như: Công ty cổ phẩn Sài Gòn Madagui, Công ty TNHH tập đoàn đầu tư Hoa Sen, Công ty TNHH Nhà hàng khách sạn Lê Thành; Công ty cổ phần Sài Gòn - Đà Lạt, Công ty cổ phần thương mại, dịch vụ Thung lũng Golf... 100% các trường mầm non và phổ thông tư thục phải tạm ngưng hoạt động theo quy định của nhà nước để phòng, chống dịch bệnh Coviđ — 19.... Vì vậy doanh thu của các doanh nghiệp, đặc biệt là danh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch và các trường tư thục giảm mạnh, các đơn hàng, hợp đồng đã ký kết bị đối tác, khách hàng hủy, một số đơn vị không có nguồn thu. Nguồn tài chính của nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và trả lương, đóng BHXH cho bộ máy nhân sự trong thời gian tới.
Đối với người lao động: Phần lớn người lao động thiếu việc làm, nhiều doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động yêu cầu người lao động nghỉ phép năm, nghỉ luân phiên để giãn ca, làm việc không đủ ngày công, bị ngưng việc hoặc chuyển làm công việc khác với mức lương thấp hơn; một số người lao động phải tạm nghỉ việc không hưởng lương;... do đó, thu nhập của phần lớn người lao động bị giảm sâu, một số người lao động không còn thu nhập; đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp, trường tư thục hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bộ phận người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ công (nhân viên bảo mẫu trong các trường mầm non, nhân viên nấu ăn trong các trường phổ thông,...) và lực lượng người lao động tự do, không có quan hệ lao động (người bán vé số, chạy xe ôm, dọn vệ sinh,...) cũng bị ảnh hưởng, không có thu nhập, cuộc sổng gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, tình hình nắng nóng, hạn hán kéo dài trên diện rộng trong những tháng vừa qua tại các huyện phía Nam của tỉnh đã ảnh hưởng đến đời sống của bà con nhân dân. Có thể nói, tình hình tác hại của dịch bệnh COVID-19 tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống nhân dân trên mọi lĩnh vực; đòi hỏi cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội chung tay vào cuộc tháo gỡ những khó khăn trước mắt cũng như thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN VÀO CUỘC
Trước tình hình khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 16/CT- TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã tập trung chỉ đạo tổ chức tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm mỗi người dân trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe của mình và cộng đồng. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện triệt để, tuân thủ các biện pháp dự phòng, cách ly theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn. Đồng thời, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đưa các thông tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tổ chức nắm diễn biến tình hình tại địa phương, cơ sở; tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ khó khăn cho người dân; tập trung vận động Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, cùng tham gia phòng, chống dịch, ủng hộ các lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ; kịp thời chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cành khó khăn, những người lao động phải tạm ngừng việc....
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời ban hành các văn bản: Công văn số 4204-CV/TU ngày 30/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra; Công văn số 4296-CV/TU ngày 05/3/2020 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Công văn số 4386-CV/TU ngày 31/3/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19... để lãnh đạo, chi đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quán triệt và tồ chức triển khai thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Ủy Ban Nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản: Công văn số 2177/UBND-VX3 ngày 15/4/2020 về việc triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Công văn số 3042/UNBD-VX3 ngày 17/4/2020 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh;.... Trong đó, đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành: Tài chính, Lao động – Thương bình và Xã hội, Cục Thuế, Bảo hiểm xã hội tỉnh khẩn trương triển khai Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19; rà soát, thống kê số lượng đối tượng thụ hưởng theo Nghị quyết số 42 để tính toán, cân đối và dự kiến nguồn lực thực hiện; tổng hợp sơ bộ số lượng hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm dừng kinh doanh từ ngày 01/4; triển khai việc gia hạn thời gian nộp thuế và thuê đất... đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cấp tỉnh, gồm 32 thành viên, do đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Sở Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Chính quyền tỉnh đã xây dựng kịch bản phòng chống dịch các tuyến với 02 tình huống và 4 cấp độ cụ thể, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch xảy ra; khảo sát và đưa vào 27 cơ sở với 2.510 giường cách ly, 1.540 giường dự phòng để phục vụ công tác cách ly tập trung khi có yêu cầu.
Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp các thông tin cần thiết để Nhân dân hiểu rõ về diễn biến, tình hình và mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, không hoang mang, không nhầm lẫn đối với các bệnh thông thường nhưng cũng không được chủ quan. Vận động các doanh nghiệp sở hữu màn hình điện tử trên địa bàn tỉnh phối hợp tuyên truyền, phổ biến các thông tin về phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện quảng cáo của đơn vị; các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tuyên truyền hàng ngàn tin, bài về dịch bệnh Covid-19; kịp thời cung cấp các thông tin bằng hình ảnh ngắn, gọn, dễ hiểu để các địa phương in ấn tờ gấp, in pano tuyên tuyên trên xe lưu động và treo ở các trục đường chính. Đồng thời, phát huy thế mạnh của các trang mạng xã hội, đăng tải các văn bản chỉ đạo, nội dung tuyên truyền trên tất cả các fanpage lớn: Hào khí Nam Tây Nguyên (30 nghìn người), Góc nhìn người Đà Lạt (hơn 20 nghìn người)... nhằm giúp người dân hiểu đúng và đầy đủ vể tình hình dịch bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Ngành y tể đã phối hợp với Đài Phát thành- Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Sức khỏe cho mọi người” để tuyên truyền về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do Covid-19; tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cán bộ, viên chức, người lao động, người bệnh và người nhà đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện và trung tâm y tế với 286.145 lượt người; thực hiện việc tư vấn phòng chống Covid-19 qua hệ thống đường dây nóng của ngành Y tế với 2.308 lượt; tổ chức vận động các doanh nghiệp Big C Đà Lạt, nhà xe Thành Bưởi, nhà xe Phương Trang về các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các nơi tập trung đông người...
Lực lượng công an đã thành lập 229 tổ công tác tại xã, phường, thị trấn để giám sát, phát hiện những vi phạm Chỉ thị 16/CT-TTg ; tổ chức 8 chốt kiểm dịch được đặt tại vị trí giáp ranh với các tỉnh lân cận để giám sát và điều tra dịch tễ đối với người từ các địa phương khác ra vào địa bàn tỉnh; từ ngày 09/4 đến ngày 20/4/2020, tại các chốt kiểm dịch đã tiến hành kiểm soát 79.402 lượt phương tiện, đo thân nhiệt và truyền thông cho 130.390 lượt người, chưa phát hiện trường hợp nào cần phải giải quyết cách ly y tế.
Nhìn chung, dư luận quần chúng nhân dân hoan nghênh các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức và toàn dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
KHI “Ý ĐẢNG HỢP LÒNG DÂN”
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng về phòng chống dịch Covid-19 với phương châm “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng chống dịch bệnh”, các cấp, các ngành kịp thời động viên Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, cùng tham gia phòng, chống dịch, ủng hộ các lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ; kịp thời chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cành khó khăn, những người lao động phải tạm ngừng việc. Nhiều tập thể, cá nhân chung tay góp phần đẩy lùi địch bệnh Covid-19 như may, tặng khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, làm mũ mặt kính ngăn bọt bắn tặng những nơi cần thiết phòng chống dịch Covid-19...
Hoạt động chung tay hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình khó khăn, các đối tượng bảo trợ xã hội cũng được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm góp phần động viên tinh thần và vật chất cho hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, đoàn viên, hội viên có hoàn cảnh khó khăn trong dịch bệnh Covid-19, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến ngày 17/4/2020 ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ trên 3,3 tỷ đồng; Sở Y tế đã tiếp nhận tài trợ về trang thiết bị y tế, trang phục phòng hộ với giá trị khoảng 1,5 tỷ đồng.
Nhiều địa phương, tổ chức, nhà hảo tâm tại tỉnh Lâm Đồng chung tay thực hiện công tác xã hội, chia sẻ khó khăn cho những đối tượng khó khăn, gia đình chính sách. Tại thành phố Đà Lạt, có 440 người bán vé số, trên 40.000 đối tượng tạm trú đang bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch; UBND thành phố Đà Lạt đã vận động và tiếp nhận 500 triệu đồng từ các nhà hảo tâm hỗ trợ các đối tượng này; tặng 700 suất quà thiết yếu cho người khó khăn; Liên đoàn Lao động thành phố thăm và tặng 1.000 khẩu trang và 200 chai nước sát khuẩn cho các Công đoàn cơ sở. Các cơ sở Phật giáo trong tỉnh đã tổ chức trao hàng ngàn suất quà cho người khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19; trong đó, thiền viện Vạn Hạnh (TP.Đà Lạt) trao tặng cho Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng 01 máy trợ thở, trị giá 105 triệu đồng, 01 máy tạo oxy trị giá 9 triệu đồng và 10 triệu đồng tiền mặt động viên đội ngũ y bác sĩ tham gia chống dịch; trao tặng 650 phần quà là nhu yếu phẩm cho bà con khó khăn trên địa bàn; Chùa Linh Sơn hỗ trợ 200 suất cơm chay trị giá 5 triệu đồng. Nhà thờ Chánh tòa thành phố Đà Lạt hỗ trợ 2400 suất ăn từ ngày 04/4 đến 14/4/2020 trị giá 60 triệu đồng; Nhà thờ Tin Lành thành phố Đà Lạt ủng hộ 20 triệu đồng. Một số nhà hảo tâm trong tỉnh với lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, cùng tham gia phòng, chống dịch: Công ty TNHH Hùng Phát trao tặng hệ thống máy Realtime PCR và 200 kít xét nghiệm với giá trị 1,250 triệu đồng; Ông Bùi Nguyên Cảnh và ông Xuân ở thị trấn Di Linh đã trao tặng cho Sở Y tế Lâm Đồng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lâm Đồng 500 bộ trang phục phòng hộ chống dịch bệnh Covid -19, với giá trị 82 triệu đồng; Ông Hồ Hữu Lộc - Giám đốc Công ty cổ phần Tanos tài trợ 2.000 khẩu trang vải kháng khuẩn, với giá trị 50 triệu đồng...
Văn nghệ sĩ tỉnh Lâm Đồng cũng đã góp sức chống dịch bằng những ca khúc, những bài thơ có nội dung tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tác động tích cực đến Nhân dân và được lan tỏa rộng rãi: Nhạc sĩ Lâm Trọng Tường với nhạc phẩm “Corona chào xa bé rồi”; Nhạc sĩ Thu Hường với bài hát “Lời cầu nguyện”; tác giả Lê Thị Thúy với bài thơ “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa”; tác giả Nhã Văn với 02 bài thơ “Đòn cân não” và “Vì một Việt Nam mến yêu”; Đinh Hoàng Nam với 04 bài thơ: “Viết cho đồng đội tôi”, “Triệu lời tri ân ”, “Lắng nghe tiếng gọi đồng bào”, “Mỗi chúng ta cũng đều là chiến sĩ”;...
Có thể nói, để đạt được những kết quả bước đầu như trên, công tác dân vận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh đã góp một phần vào việc nâng cao ý thức cộng đồng trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh chưa phát hiện ca nhiễm dương tính Covid-19 nào và và đã thực hiện cách ly y tế 907 trường hợp; lấy mẫu xét nghiệm 42 trường hợp. Hầu hết các tầng lớp nhân dân đều ý thức rõ tác hại nguy hiểm của chủng vi rút mới xuất hiện, tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống theo hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế. Cuộc sống của người dân trước sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm... đã dần đi vào ổn định.
Lương Hồng Khiên