Dân vận khéo ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh In trang
14/10/2020 03:26 CH

          Thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh có 319 hộ, 1505 khẩu, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên theo đạo Công giáo. Đời sống của bà con trong thôn dựa trên việc canh tác 180 ha cà phê và 93,5 ha lúa nước trồng 02 vụ. Những năm trước đây, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn do phong tục, tập quán lạc hậu, điều kiện đi lại khó khăn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

           

Hoạt động của câu lạc bộ cồng chiêng thôn Duệ
Hoạt động của câu lạc bộ cồng chiêng thôn Duệ


          Thực hiện chỉ đạo của UNBD xã về đăng ký các tuyến đường bê tông nông thôn, chi bộ đã tổ chức họp ra nghị quyết lãnh đạo, tập trung tuyên truyền cho bà con nhân dân trong thôn hiểu rõ mục đích, yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới. Chi bộ thôn đã chỉ đạo thành lập Ban phát triển thôn, rà soát các tuyến đường trong thôn, tuyến nào làm trước, tuyến nào làm sau để vận động nhân dân đóng góp với vốn đối ứng 70/30.
          Giai đoạn 2015 - 2019, cán bộ và nhân dân của thôn đã tổ chức làm đường bê tông với chiều dài gần 2,4km; xây dựng con đường hoa xanh, sạch với chiều dài 1,5km; sữa chữa, nâng cấp hội trường thôn với số tiền đóng góp 1.220.000.000 đồng. Trong đó, năm 2013, phối hợp với thôn Đồng Lạc vận động nhân dân làm đường với trên 50 triệu đồng. Năm 2014, vận động trên 300 triệu đồng, 50 ngày công. Năm 2015, sửa chữa hội trường thôn 20 triệu đồng và 20 ngày công. Năm 2018, huy động trên 370 triệu đồng. Năm 2019, vận động được 520 triệu đồng xây dựng 850m đường bê tông… Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ thôn đã phát động xây dựng “Con đường hoa”, vận động nhân dân khơi thông cống rãnh, trồng hoa hai bên đường thôn tạo cảnh quan sạch đẹp, với chiều dài 1,5km.
          Trong vận động xóa bỏ phong tục lạc hậu, bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của bà con, để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về Luật hôn nhân gia đình, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã triển khai đến thôn Duệ, thôn Kao Kuil, mỗi thôn đăng ký xây dựng 01 mô hình điểm. Đồng thời, tổ chức thành lập Câu lạc bộ cồng chiêng. Già làng K’Tiếu truyền dạy cho 2 lớp với 24 người tham gia học; thành lập đội múa xoan 6 người.          Tổ chức lớp đan lát gồm có 40 nghệ nhân tham gia lao động sản xuất và truyền nghề cho thế hệ trẻ nhằm phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số.

Lương Hồng Khiên
 

Lượt xem: 1.122