Hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở huyện Lạc Dương In trang
25/10/2022 03:17 CH

Lạc Dương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên 131.136 ha; huyện có 06 đơn vị hành chính (05 xã và 01 thị trấn) với 34 thôn, tổ dân phố; dân số toàn huyện 31.204 khẩu/7.382 hộ, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 67,8%; toàn huyện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống; có 03 tôn giáo chính (Tin lành, Công giáo, Phật giáo), tỷ lệ người theo đạo chiếm 70% dân số toàn huyện. Toàn đảng bộ huyện có 36 tổ chức cơ sở đảng với 1.408 đảng viên[1], chiếm 4,5% dân số; trong đó có 10 Đảng bộ, 26 Chi bộ cơ sở và 80 Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị huyện Lạc Dương đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, do vậy đã phát huy sức mạnh tổng hợp củacác tầng lớp nhân dântrong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Trong những năm qua Huyện Lạc Dương luôn nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng” do vậy đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, daonh nghiệp trong xây dựng phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng -An ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cụ thể thu nhập bình quân đầu người năm 2021 là 47,6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới đến nay còn633 hộ, tỷ lệ 8,6%, hộ cận nghèo 566 hộ tỷ lệ 7,5%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên92,8% năm 2021, toàn huyện có 5/5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, có 17/18 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% Trạm y tế đạt bộ tiêu chí  quốc gia về y tế.

Trong những năm qua người dân trên địa bàn huyện đã hưởng ứng tốt phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đã hiến hàng ngàn mét vuôngđất làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, tổ dân phố. Riêng Thị trấn Lạc Dương giá trị đất đai rất cao nhưng từ 2019 đến nay đã triển khai thi công 12 công trình, dự ánđường giao thông đô thị với phương châm “Nhân dân hiến đất, nhà nước chi trả hỗ trợ cây trồng, vật kiến trúc trên đất”, với diện tích 37.366 m2, tổng số hộ 634 hộ, hiện nay 08 công trình dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, đối với các xã 100% người dân hiến đất làm đường giao thông, góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.Đặc biệt trong phòng chống đại dịch Covid-19 đã huy động sự chung tay, góp sức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, nên đã góp phần khống chế dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người dân, đồng thời góp sức, tiền, hàng hóa, thực phẩm cho một số tỉnh thành phố phía nam .

Tuy nhiên, trong quá trình thực hành dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở còn những hạn chế như: Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có nơi, có lúc vẫn còn hình thức, vai trò của Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng chưa được phát huy, chưa thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Việc niêm yết, công khai các văn bản còn chậm và không đúng quy định về nội dung và hình thức, một số cơ quan, đơn vị còn lúng túng trong việc giải quyết các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức.Việc tổ chức Hội nghị người lao động tại một số công ty chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đảm bảo quy trình và tiến độ thời gian theo quy định, còn mang tính hình thức, đa số doanh nghiệp còn lại công nhân không ổn định, thu hẹp sản xuất kinh doanh không tổ chức được. Việc ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân lao động… vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể còn nhiều hạn chế, lúng túng.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, trọng tâm là việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thời gian tới cần xác định, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tập trung quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Quy chế số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”, Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 và Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”.

Hai là , Tăng cường phát huy dân chủ ở cơ sở trong các loại hình, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên; chống quan liêu và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; phát huy, mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; kịp thời xử lý việc lợi dụng dân chủ, lôi kéo, kích động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật.

Ba là, tiếp tục phát huy dân chủ trong Đảng, trong quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước các cấp, kể cả trong công tác cán bộ, thi đua - khen thưởng, chế độ chính sách của công chức, viên chức, người lao động. Các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải trực tiếp lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đưa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thành một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại thi đua, khen thưởng đối với tập thể và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Bốn là, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với các doanh nghiệp, nhân dân, tổ chức; thực hiện tốt việc nắm bắt thông tin, xử lý thông tin hai chiều, khơi dậy và phát huy nhiều hơn sự hiến kế của người dân; phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bức xúc, bất ổn ngay từ cơ sở và giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tạo điều kiện để hội viên, đoàn viên và nhân dân phát huy quyền làm chủ, nâng cao năng lực làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Năm là , tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, chú trọng ở những ngành có liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp; kịp thời biểu dương khen thưởng gắn với tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

 

[1]) Trong đó có 588 đảng viên nữ, 437 đảng viên người dân tộc thiểu số và 386 đảng viên trong các tôn giáo.

Lượt xem: 378