Công tác Dân vận trong giải quyết cho vay và thu hồi vốn giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững In trang
05/10/2020 10:23 SA

          Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã được Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng chuyển tải đến với hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 
          Tính đến nay, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt gần 3.000 tỷ đồng với hơn 97 nghìn hộ còn dư nợ. Bằng biện pháp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương từ cấp huyện đến cấp xã, ủy thác thực hiện một số nội dung trong chương trình tiết kiệm và vay vốn. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng luôn quan tâm công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng như: Cung cấp kịp thời những văn bản nghiệp vụ mới, những nội dung thay đổi trong chính sách tín dụng ưu đãi cho Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn; phát hành tờ rơi về các nội dung, chính sách tín dụng ưu đãi; công khai bộ thủ tục công việc, chính sách tín dụng tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện. Phối hợp với Báo, Đài của Trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của NHCSXH với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, tập trung tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, các gương điển hình tiên tiến...
           Đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.400 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong 5 năm qua, đã giúp cho 207.258 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn theo chương trình tín dụng chính sách xã hội. Chất lượng tín dụng được nâng cao, góp phần giúp nhân dân thuộc các vùng khó khăn giảm nghèo nhanh và bền vững. Kết quả gần 11.000 hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho 10.500 lao động; 31.200 lượt sinh viên vay vốn trang trải chi phí học tập; giúp cho 155 lao động đi làm việc ở nước ngoài; giúp xây dựng 97.100 công trình nước sạch và nhà vệ sinh hợp chuẩn, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống; xây dựng 743 căn nhà cho người nghèo.
        Thông qua thực hiện mô hình “Công tác dân vận trong giải quyết cho vay và thu hồi vốn, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững” góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 6,67% năm 2015 xuống còn 1,85% cuối năm 2019 và 95 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 

Lương Hồng Khiên
 

Lượt xem: 528